- Thông gió kiểu thổi
Phương pháp thông gió kiểu thổi không tốn chi phí đầu tư thiết bị hiện đại thường sử dụng để thi công hệ thống bởi nó sử dụng nguồn gió, không khí tự nhiên trong lành tốt cho sức khỏe; nhưng thay vào đó cần có ý tưởng ngay từ phương án thiết kế nhà để áp dụng được kiểu thông gió này.
- Thông gió kiểu hút
Phương pháp này được áp dụng trong từng không gian cụ thể như nhà bếp. Ưu điểm của thông gió kiểu hút đó là có khả năng hút trực tiếp không khí có mùi. Từ đó, mùi sẽ được ngăn chặn, không thể tràn ra các khu vực khác trong phòng. Nhược điểm của phương pháp này là tuần hoàn không khí trong phòng rất thấp, hầu như không có.
- Thông gió kết hợp
Kết hợp cả thổi không khí sạch vào không gian và hút xả không khí ngột ngạt ra ngoài. Đây được coi là phương pháp hiệu quả nhất khi thi công hệ thống thông gió tòa nhà, mang lại làn gió tươi mát và không khí sạch vào trong phòng. Tuy nhiên phương pháp này lại đòi hỏi chi phí đầu tư cao.
3. CÔNG TRÌNH NÀO CẦN THI CÔNG HỆ THỐNG THÔNG GIÓ?
Trên thực tế, bất cứ công trình nào cũng cần một hệ thống điều hòa thông gió đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này, Airtech xin thông tin tới bạn 4 kiểu công trình nhất định phải có một hệ thống gió điều hòa làm mát đạt chuẩn.
3.1 Nhà xưởng
Nhà xưởng dù lớn hay nhỏ, dù là xưởng sản xuất hay kho bãi cũng rất cần đến hệ thống điều hòa thông gió để giúp trao đổi không khí, tạo môi trường thoáng đãng cho công nhân làm việc hoặc giúp bảo vệ sản phẩm, kéo dài tuổi thọ vật tư, máy móc. Tùy vào thiết kế của nhà xưởng cũng như quy mô, mục đích sản xuất mà có thể áp dụng kĩ thuật thi công hệ thống thông gió tòa nhà phù hợp, đảm bảo yêu cầu chất lượng.

Hệ thống điều hòa thông gió nhà xưởng
3.2 Các tòa nhà cao tầng
Nguyên tắc thông gió là điều không thể thiếu trong ngay cả những thiết kế dân dụng và nhà ở hiện đại ngày nay để đảm bảo cho chất lượng sinh hoạt. Chính vì vậy mà điều này lại càng không thể bỏ qua tại các tòa nhà cao tầng. Ở các tòa nhà cao tầng như chung cư, văn phòng, hệ thống căn hộ cao cấp…,thi công hệ thống thông gió tòa nhà kết hợp điều hòa trung tâm là điều rất quan trọng để giúp không khí luôn được luân chuyển và trao đổi, làm mát cho không gian.
3.3 Tầng hầm
Hệ thống giúp thông gió tầng hầm được thiết kế bao gồm hệ thống hút gió và hệ thống cấp gió. Vai trò của hệ thống điều hòa thông gió tầng hầm rất cần thiết trong cả việc thông gió cho không gian và hỗ trợ công tác phòng cháy chữa cháy. Thông gió tại tầng hầm sẽ giúp thông thoáng tầng hầm, tạo nên luồng gió đối lưu, lấy không khí cung cấp cho không gian có đặc thù kín và ẩm thấp như khu vực tầng hầm. Ngoài ra, khi có sự cố cháy nổ xảy ra, hệ thống này sẽ đóng vai trò như hệ thống quạt cấp gió, tạo ra nguồn Oxy lớn và hệ thống quạt hút sẽ giúp đưa lượng khói, khí độc ra ngoài.

Hệ thống điều hòa thông gió tầng hầm
3.4 Công trình nhà ống
Các công trình nhà ống thường tạo cảm giác bí bách, ngột ngạt cho người ở. Nếu không có hệ thống điều hòa thông gió, chất lượng sinh hoạt tại các công trình này sẽ rất tệ do không khí không được luân chuyển thường xuyên. Công trình thông gió gia đình cũng được thiết kế khá đơn giản với hướng lấy gió ở một đầu của nhà và tạo đường thoát gió ở hướng còn lại, nhằm tạo luồng gió đối lưu tự nhiên.
4. QUY TRÌNH THI CÔNG HỆ THỐNG THÔNG GIÓ TÒA NHÀ
Quy trình chuẩn khi thi công công trình thông gió sẽ bao gồm 09 bước và được tiến hành tuần tự như sau:
-
Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng, xác nhận yêu cầu và khảo sát khu vực thi công thực tế.
-
Bước 2: Thiết kế hệ thống điều hòa thông gió phù hợp với đặc thù tòa nhà và dự trù kinh phí thi công.
-
Bước 3: Gửi bản vẽ và bảng dự tính kinh phí cho khách hàng. Tiến hành thống nhất thông tin về mọi nội dung bản vẽ và chi phí thi công.
-
Bước 4: Lập bản vẽ chi tiết, xác nhận tiến độ thi công lắp đặt.
-
Bước 5: Ký kết hợp đồng và chuẩn bị vật tư thi công.
-
Bước 6: Lắp đặt thi công hệ thống thông gió tòa nhà, đảm bảo đúng theo các yêu cầu như trong bản thiết kế.
-
Bước 7: Tiến hành đo đạc, hiệu chỉnh để nghiệm thu công trình.
-
Bước 8: Nghiệm thu, tiếp nhận yêu cầu sửa chữa của khách hàng (nếu có).
-
Bước 9: Nghiệm thu công trình lần cuối. Bảo hành công trình và thanh lý hợp đồng sau khi hết thời hạn bảo hành.

Quy trình thi công hệ thống điều hòa thông gió cho tòa nhà
5. GIẢI PHÁP NÂNG CẤP CÁC HỆ THỐNG THÔNG GIÓ CHO NHÀ CAO TẦNG
- Bố trí từng không gian về hệ thống gió dành cho tổng thể công trình: Những không gian chức năng chính ở đây sẽ bao gồm các căn hộ thuộc tổng thể, vị trí không gian mở. Trong đó, nên việc thiết kế hệ thống cần tuân theo bố cục phương đứng và phương ngang để giúp làm thay đổi hướng và những áp lực từ nguồn gió tự nhiên thổi đến, tạo điều kiện thuận lợi cho tổng thể công trình hay hệ thống kỹ thuật hỗ trợ.
- Bố trí mặt bằng căn hộ theo môi trường tiếp cận tự nhiên: Phụ thuộc chủ yếu vào vị trí, cấu trúc hình khối của từng căn hộ và mặt bằng. Hình khối cấu trúc của công trình bao gồm: diện tích địa lý, số lượng các phòng chức năng của căn hộ hoặc một số vấn đề về hệ thống kỹ thuật cần thiết.
- Hướng công trình và việc bố trí các công trình tại khu vực: Tốt nhất nên chọn những hướng có nhiều gió lưu thông và bố trí nhà theo dạng hình nhà cao tầng hình chữ U, chữ V hay chữ L để giúp mang đến tác động tuyệt đối dành cho nguồn gió.
6. DỰ ÁN THI CÔNG HỆ THỐNG THÔNG GIÓ TÒA NHÀ TẠI AIRTECH
Airtech thi công các hệ thống điều hòa thông gió trong công trình chung cư, siêu thị, nhà xưởng,...
Airtech hiện đang triển khai thiết kế, thi công các hệ thống điều hòa thông gió cho mọi công trình với các loại hình sản phẩm đa dạng như sau:
-
Thi công Ống gió: Hệ thống điều hòa thông gió bằng ống gió được phân loại theo 6 kiểu khác nhau tùy thuộc vào chức năng, tốc độ gió, áp suất dư, vị trí lắp đặt, tiết diện ống và vật liệu ống.
-
Thi công Cửa gió: Cửa gió là sản phẩm được thiết kế và sản xuất để lắp đặt trong các đường ống thông gió với chức năng cung cấp không khí sạch, đẩy không khí bẩn, nhiều bụi và bức nóng ra ngoài. Nhờ đó không gian luôn thông thoáng và chất lượng không khí được đảm bảo.
-
Thi công Van gió: Hệ thống điều hòa thông gió bằng van gió hoạt động theo cơ chế tự động, không có sự điều khiển từ tác nhân trực tiếp. Khi không có lưu lượng gió thổi, van sẽ tự đóng lại để hạn chế các rủi ro xảy đến. Quá trình này được diễn ra một cách nhanh chóng và vô cùng chính xác.