1. TẠI SAO CẦN THI CÔNG HỆ THỐNG THÔNG GIÓ TÒA NHÀ?
Hệ thống gió tòa nhà là bộ phận có chức năng như một chiếc máy lọc không khí của tòa nhà và đảm bảo cho các luồng không khí trong tòa nhà được lưu thông tốt hơn.
Hệ thống gió tòa nhà đóng vai trò quan trọng giúp lưu thông không khí tốt hơn
Việc thi công hệ thống thông gió tòa nhà là một phần không thể thiếu trong tất cả các công trình tòa nhà, chung cư, siêu thị ngày nay. Lợi ích của việc hệ thống thông gió tòa nhà có thể kể đến như:
-
Đảm bảo không khí trong tòa nhà sẽ không bị ô nhiễm.
-
Loại bỏ khói bụi hay các chất độc hại có trong không khí được sinh ra trong quá trình sinh hoạt và sản xuất.
-
Kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm trong tòa nhà.
-
Giúp bổ sung Oxy trong tòa nhà, đồng thời loại bỏ khí CO2 và mùi hôi cũng như vi khuẩn có hại.
-
Ngăn chặn tình trạng lưu thông đình trệ của không khí: Không khí ở bên ngoài tòa nhà sẽ được hút vào, lượng khí thải từ bên trong được đẩy ra ngoài, tạo thành một vòng luân chuyển không khí liên tục.
-
Đảm bảo không gian sống, làm việc trong tòa nhà cũng được thông thoáng, không gây cảm giác bí bách, ngột ngạt.
-
Giúp loại bỏ các vấn đề về hô hấp do chất lượng không khí, làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Ngoài ra, đối với các tòa nhà có tầng hầm hay có xưởng sản xuất thì việc thiết kế thông gió cho tòa nhà đảm bảo yêu cầu chất lượng lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Nhờ hoạt động của hệ thống thông gió tòa nhà mà chất lượng sản phẩm, hàng hóa được lưu trữ trong nhà xưởng, tầng hầm sẽ không bị hư hại, thuận lợi cho quá trình bảo quản.
2. PHÂN LOẠI HỆ THỐNG THÔNG GIÓ TÒA NHÀ
Hiện nay, hệ thống thông gió trong tòa nhà được chia làm 3 loại chính gồm hệ thống thông gió tự nhiên, hệ thống thông gió cơ học và hệ thống thông gió hỗn hợp.
Hệ thống thông gió tòa nhà có nhiều loại phù hợp với yêu cầu của khách hàng
2.1. Phân loại theo cấu tạo hệ thống thông gió
Hệ thống thông gió tự nhiên
-
Là hệ thống được thiết kế sử dụng quạt hút mái, các ống thông gió lắp trên mái nhà hay tận dụng các ô cửa như cửa gió, cửa sổ hoặc cửa ra vào để giúp không khí được lưu thông.
-
Thông gió tự nhiên không phụ thuộc vào hệ thống quạt cơ khí để luân chuyển không khí mà phụ thuộc hoàn toàn vào các hiện tượng vật lý tự nhiên như áp lực gió hay hiện tượng khuếch tán của không khí.
Hệ thống thông gió cơ học
-
Đây là hệ thống sử dụng quạt, máy móc, động cơ để tạo ra sự di chuyển của không khí ra vào tòa nhà.
-
Hệ thống thông gió cơ học có thể điều chỉnh lực hút và thổi hoặc tăng giảm áp suất để phù hợp với không gian của tòa nhà giúp mang lại luồng không khí trong lành nhất.
Hệ thống thông gió hỗn hợp
-
Là sự kết hợp của cả 2 hệ thống thông gió tự nhiên và cơ học. Các thiết bị thông gió cơ học và tự nhiên có thể kết hợp với nhau hoặc sử dụng tách rời nhau tùy thuộc vào từng thời điểm khác nhau trong ngày hoặc các mùa trong năm.
-
Vì các yếu tố tự nhiên là không thể đoán trước được, do đó không phải lúc nào lượng gió cũng được cung cấp đầy đủ và thích hợp.
-
Trong trường hợp đó các hệ thống cơ học sẽ được sử dụng để bổ trợ cho hệ thống tự nhiên nhằm mang lại hiệu quả thông gió tốt nhất cho tòa nhà.
2.2. Phân loại theo phương pháp thông gió
Tùy mục đích và nhu cầu sử dụng hệ thống thông gió ở từng khu vực trong tòa nhà, còn có các phương pháp thông gió có thể kể đến như:
Thông gió kiểu thổi
-
Bụi bẩn, CO2 và các loại khí được thải ra trong quá trình sinh hoạt và sản xuất sẽ được thổi ra ngoài qua những lỗ thoáng được thiết kế và tính toán cẩn thận bởi các kỹ sư chuyên môn cao.
-
Phương pháp thông gió kiểu thổi không tốn chi phí đầu tư thiết bị hiện đại, bởi nó sử dụng nguồn gió, không khí tự nhiên trong lành tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên cần phải được thiết kế kỹ lưỡng bởi người có chuyên môn cao thì mới có thể áp dụng được tốt nhất.
Thông gió kiểu hút
-
Phương pháp này được áp dụng trong từng không gian cụ thể như nhà bếp.
-
Ưu điểm của thông gió kiểu hút là có khả năng hút trực tiếp không khí tại nơi có mùi, giúp ngăn chặn mùi tràn ra các khu vực khác trong phòng.
-
Nhược điểm của phương pháp này là tuần hoàn không khí trong phòng rất thấp, hầu như không có và không kiểm soát được lượng không khí tự do tràn vào.
Thông gió kết hợp
-
Đây là phương pháp hiệu quả nhất khi thi công hệ thống thông gió tòa nhà do kết hợp cả thổi không khí sạch vào tòa nhà và hút xả khí thải ra ngoài.
-
Phương pháp này giúp mang lại làn gió tươi mát và không khí sạch vào trong phòng, tuy nhiên cần đòi hỏi chi phí đầu tư cao.
3. CÔNG TRÌNH NÀO CẦN THI CÔNG HỆ THỐNG THÔNG GIÓ?
Trên thực tế, bất cứ công trình nào cũng cần một hệ thống thông gió đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, Airtech xin thông tin tới bạn 4 kiểu công trình nhất định phải có một hệ thống gió tòa nhà đạt chuẩn.
3.1. Hệ thống thông gió nhà xưởng
Nhà xưởng dù lớn hay nhỏ, dù là xưởng sản xuất hay kho bãi cũng rất cần đến hệ thống điều hòa thông gió để giúp lưu thông không khí, tạo môi trường thoáng đãng cho công nhân làm việc và giúp bảo vệ sản phẩm, kéo dài tuổi thọ máy móc, vật tư.
Tùy vào thiết kế của nhà xưởng cũng như quy mô, mục đích sản xuất mà có thể áp dụng phương pháp thi công hệ thống thông gió tòa nhà phù hợp, đảm bảo yêu cầu chất lượng.
Hệ thống thông gió tự nhiên cho nhà xưởng
3.2 Hệ thống thông gió tòa nhà cao tầng, chung cư, siêu thị
Hệ thống thông gió là không thể thiếu trong các tòa nhà hiện đại ngày nay để đảm bảo cho chất lượng sinh hoạt.
Ở các tòa nhà cao tầng như chung cư, văn phòng, hệ thống căn hộ cao cấp…, việc thi công hệ thống thông gió chung cư kết hợp điều hòa trung tâm là điều rất quan trọng để giúp không khí luôn được tuần hoàn, làm mát cho không gian.
3.3 Hệ thống thông gió tầng hầm
Hệ thống thông gió ở tầng hầm được thiết kế bao gồm hệ thống hút gió và hệ thống cấp gió. Có vai trò rất cần thiết trong việc thông gió cho không gian và hỗ trợ công tác phòng cháy chữa cháy.
Thi công hệ thống thông gió giúp làm thông thoáng tầng hầm, tạo nên luồng không khí tuần hoàn cung cấp cho không gian có đặc thù kín và ẩm thấp như khu vực tầng hầm.
Ngoài ra, khi có sự cố cháy nổ xảy ra, hệ thống này sẽ đóng vai trò như hệ thống quạt cấp gió, cung cấp nguồn Oxy và hệ thống quạt hút sẽ giúp đưa khí thải ra ngoài.
Hệ thống thông gió tầng hầm
3.4. Hệ thống thông gió cho công trình nhà ống
Các công trình nhà ống thường tạo cảm giác bí bách, ngột ngạt cho người ở. Nếu không có hệ thống điều hòa thông gió, chất lượng sinh hoạt tại các công trình này sẽ rất tệ do không khí không được luân chuyển thường xuyên.
Công trình thông gió gia đình cũng được thiết kế khá đơn giản với hướng lấy gió ở một đầu của nhà và tạo đường thoát gió ở hướng còn lại, nhằm tạo luồng gió tự nhiên cho tòa nhà.
4. QUY TRÌNH THI CÔNG HỆ THỐNG THÔNG GIÓ TÒA NHÀ
Quy trình chuẩn khi thi công hệ thống thông gió cho tòa nhà tại Airtech Thế Long sẽ bao gồm 09 bước và được tiến hành tuần tự như sau:
-
Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng, xác nhận yêu cầu và khảo sát khu vực thi công thực tế.
-
Bước 2: Thiết kế hệ thống thông gió phù hợp với đặc thù tòa nhà và dự trù kinh phí thi công.
-
Bước 3: Gửi bản vẽ và bảng dự tính kinh phí cho khách hàng. Tiến hành thống nhất thông tin về mọi nội dung bản vẽ và chi phí thi công.
-
Bước 4: Lập bản vẽ chi tiết, xác nhận tiến độ thi công lắp đặt.
-
Bước 5: Ký kết hợp đồng và chuẩn bị vật tư thi công.
-
Bước 6: Lắp đặt thi công hệ thống thông gió tòa nhà, đảm bảo đúng theo các yêu cầu như trong bản thiết kế.
-
Bước 7: Tiến hành đo đạc, hiệu chỉnh để nghiệm thu công trình.
-
Bước 8: Nghiệm thu, tiếp nhận yêu cầu sửa chữa của khách hàng (nếu có).
-
Bước 9: Nghiệm thu công trình lần cuối. Bảo hành công trình và thanh lý hợp đồng sau khi hết thời hạn bảo hành.
Quy trình thi công hệ thống thông gió tòa nhà
5. GIẢI PHÁP NÂNG CẤP HỆ THỐNG THÔNG GIÓ NHÀ CAO TẦNG
-
Bố trí hệ thống thông gió cho tổng thể không gian công trình: Những không gian có chức năng chính ở đây sẽ bao gồm các không gian tổng thể và không gian mở. Việc thiết kế cần tuân theo bố cục phương đứng và phương ngang để giúp làm thay đổi hướng và áp lực từ nguồn gió tự nhiên thổi đến, tạo điều kiện thông gió thuận lợi cho tổng thể công trình.
-
Thiết kế bố trí cấu trúc mặt bằng tòa nhà hợp lý: Phụ thuộc chủ yếu vào vị trí mặt bằng và cấu trúc của mỗi tòa nhà. Cấu trúc của công trình bao gồm: diện tích, số lượng các phòng chức năng hoặc các hệ thống kỹ thuật cần thiết.
-
Lựa chọn hướng công trình phù hợp: Tốt nhất nên chọn những hướng có nhiều gió lưu thông và bố trí nhà theo dạng hình nhà cao tầng hình chữ U, chữ V hay chữ L để giúp mang đến tác động tuyệt đối dành cho nguồn gió.
6. DỰ ÁN THI CÔNG HỆ THỐNG THÔNG GIÓ TÒA NHÀ TẠI AIRTECH THẾ LONG
Airtech thi công các hệ thống thông gió tòa nhà, chung cư, siêu thị, nhà xưởng,...
Airtech Thế Long hiện đang triển khai thiết kế, thi công các hệ thống thông gió cho mọi công trình với các loại hình sản phẩm đa dạng như sau:
-
Thi công Ống gió: Hệ thống điều hòa thông gió bằng ống gió được phân loại theo 6 kiểu khác nhau tùy thuộc vào chức năng, tốc độ gió, áp suất dư, vị trí lắp đặt, tiết diện ống và vật liệu ống.
-
Thi công Cửa gió: Cửa gió là sản phẩm được thiết kế và sản xuất để lắp đặt trong các đường ống thông gió với chức năng cung cấp không khí sạch, đẩy không khí bẩn, nhiều bụi và bức nóng ra ngoài. Nhờ đó không gian luôn thông thoáng và chất lượng không khí được đảm bảo.
-
Thi công Van gió: Hệ thống điều hòa thông gió bằng van gió hoạt động theo cơ chế tự động, không có sự điều khiển từ tác nhân trực tiếp. Khi không có lưu lượng gió thổi, van sẽ tự đóng lại để hạn chế các rủi ro xảy đến. Quá trình này được diễn ra một cách nhanh chóng và vô cùng chính xác.
Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công hệ thống thông gió tòa nhà, và đội ngũ thiết kế có chuyên môn cao, Airtech Thế Long sẽ là lựa chọn hàng đầu cho quý khách có nhu cầu cần thi công hệ thống thông gió cho mọi loại công trình.
Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được thông tin tư vấn chi tiết nhé.