Tủ an toàn sinh học là một dạng thiết bị đặc biệt, được dùng nhiều trong các phòng thí nghiệm, môi trường nghiên cứu. Biết cách sử dụng tủ an toàn sinh học giúp các mẫu thao tác cũng như không gian xung quanh luôn an toàn trước mọi tác nhân gây lây nhiễm, phá hủy mẫu. Đó là lý do mà với bất cứ ai làm việc với chiếc tủ này thì cũng phải tìm hiểu thật kỹ quy trình vận hành nó chuẩn xác nhất.
Thông qua bài viết này, Airtech Thế Long sẽ giúp bạn nắm rõ những hướng dẫn cách sử dụng tủ an toàn sinh học hiệu quả, đạt hiệu suất tối đa, mời bạn cùng theo dõi nhé!
Các bước sử dụng tủ an toàn sinh học chi tiết và hiệu quả tối ưu
1. Nguyên lý vận hành tủ an toàn sinh học
Tủ an toàn sinh học hoạt động nhằm mục đích bảo vệ và đảm bảo an toàn cho người sử dụng nhờ kiểm soát luồng khí bị nhiễm khuẩn thoát ra từ trong tủ như rào chắn đầu tiên, giữ cho người thao tác, môi trường xung quanh khỏi bị nhiễm khuẩn.
Nguyên lý vận hành của thiết bị sẽ tuân theo quy tắc xả 30%, tuần hoàn 70% như sau:
-
70% khí sạch sẽ được lưu thông tuần hoàn bên trong thiết bị tủ an toàn sinh học.
-
30 % khí sau khi đi qua bộ lọc HEPA tiếp tục thải ra ngoài.
-
30% khí cũng sẽ được bổ sung từ ngoài vào qua đường cửa thiết bị.
2. Cách sử dụng tủ an toàn sinh học chi tiết từng bước

Cách sử dụng tủ an toàn sinh học để bảo vệ người vận hành và duy trì mức độ vô trùng
Cách sử dụng tủ an toàn sinh học để bảo vệ người vận hành và duy trì mức độ vô trùng tốt nhất cho mẫu thí nghiệm, sẽ bao gồm nhiều công đoạn chi tiết và cẩn thận, bao gồm:
2.1. Công đoạn trước khi sử dụng tủ an toàn sinh học
-
Muốn sử dụng tủ an toàn sinh học, việc đầu tiên bạn cần làm là bật quạt và đèn chiếu sáng để tủ chạy trong 2 - 3 phút trước khi sử dụng. Điều này giúp môi trường bên trong tủ được làm sạch triệt để.
-
Kiểm tra tấm chắn xem đã ở độ cao hoạt động phù hợp hay chưa, thông thường nó sẽ rơi vào khoảng 8 hoặc 10 inch theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
-
Thực hiện theo dõi sát sao các báo động, đồng hồ đo áp suất cũng như chỉ báo lưu lượng cho bất kỳ biến động lớn nào.
-
Đeo găng tay, áo khoác phòng thí nghiệm và tất cả nên được bao bọc cẩn thận bên dưới cổ tay áo khoác hoặc bên dưới vòng bít găng tay để tránh việc da bị tiếp xúc bên trong buồng.
-
Tiếp theo, bạn làm công việc xịt chất khử trùng lên vật dụng lau và lau các bề mặt tủ từ sau ra trước. Nguyên tắc lau là lau từ những khu vực sạch trước rồi mới đến khu vực bẩn.
-
Ngoài ra, bạn cũng cần phải lau tất cả các vật liệu bằng chất khử trùng trước khi đặt chúng vào bên trong tủ nhằm đảm bảo duy trì môi trường vô trùng.
-
Những thiết bị gần lưới sau phải cách xa lưới ít nhất 1 inch, bạn lưu ý không nên đặt bất cứ thứ gì lên mặt trước tủ.
-
Cuối cùng, bạn đi kiểm tra nhãn dán chứng nhận trên tủ với mục đích đảm bảo tủ còn hoạt động trong tình trạng tốt.
2.2. Trong khi sử dụng tủ an toàn sinh học
Mang tất cả mọi vật liệu cần nghiên cứu vào buồng trước và bắt đầu thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm cách mặt phía trước của tủ ít nhất 4 - 6 inch.
Trong quá trình sử dụng tủ an toàn vi sinh, bạn cần đảm bảo xuyên suốt rằng, mình không làm gián đoạn luồng không khí:
-
Cần phải kiểm soát cho các chuyển động bên trong tủ chậm lại.
-
Hãy di chuyển bằng chuyển động vào trong và ra ngoài nếu phải mang mọi thứ vào hay ra khỏi khu vực làm việc.
-
Tránh di chuyển tay sang 2 bên khi thao tác mẫu, bởi bất cứ ai đi ngang cũng sẽ làm ảnh hưởng đến luồng không khí.
-
Những chất thải nên được giữ bên trong tủ, đợi đến khi kết thúc thí nghiệm thì mới được loại bỏ.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên ghi nhớ 1 nguyên tắc “bất di bất dịch”, đó là làm việc từ sạch đến bẩn với tủ an toàn sinh học:
-
Tất cả mọi dụng cụ, phương tiện thủy tinh đều phải vô trùng, chỉ đặt ở 1 bên tủ.
-
Nếu trong lúc thao tác, một số vật liệu bị ô nhiễm, bạn cần chuyển sang phía đối diện của tủ và được thu gom lại như chất thải nguy hiểm sinh học mang ra ngoài.
-
Luôn đặt màng lọc kỵ nước hay màng lọc HEPA trước đường chân không, đảm bảo bộ lọc đối diện với bình tràn.
-
Có dán nhãn dán nguy hiểm sinh học trên các bình thu mẫu.
-
Không cần bất cứ nguồn điện nào để thực hiện việc diệt khuẩn.
2.3. Quá trình sau khi sử dụng tủ an toàn sinh học
-
Sau khi hoàn thành công việc, bạn hãy đặt quạt của tủ an toàn sinh học chạy thêm trong khoảng 2 - 3 phút để nó có thể lọc hết không khí trong khu vực làm việc.
-
Lau sạch mọi vật liệu bằng chất khử trùng phù hợp, đồng thời mang tất cả đồ vật ra khỏi tủ.
-
Lau sạch mọi bề mặt tủ an toàn vi sinh bằng hóa chất khử trùng thích hợp và lau từ khu vực sạch đến khu vực bẩn.
-
Cuối cùng, bạn thực hiện tắt tủ, đóng kính nghiêng rồi mới tháo thiết bị bảo hộ cá nhân, thao tác rửa tay và kết thúc.
3. Những lưu ý khi sử dụng tủ an toàn sinh học

Nên tránh ngọn lửa đặt bên trong tủ an toàn sinh học làm ảnh hưởng động cơ của tủ
Ngoài các hướng dẫn cách sử dụng tủ an toàn sinh học vừa nói trên, trong quá trình làm việc, bạn còn cần phải lưu ý thêm một số điểm như sau:
-
Bảo hộ an toàn: Phải bố trí không gian làm việc và mọi vật dụng trong tủ một cách khoa học. Đối với găng tay, bạn nên dùng loại găng tay che kín cả cánh tay và kéo dài tới tay áo, khẩu trang thì sử dụng 1 lần.
-
Luôn luôn lưu ý các thao tác an toàn: Khi đưa tay vào tủ, hãy giữ nguyên một lúc, bề mặt của các vật dụng và vật chứa phải được lau bằng chất khử nhiễm trước. Trong trường hợp có sự cố tràn vỡ hoặc rơi rớt thì cần nhanh chóng lau chùi và khử trùng ngay để ngăn chặn việc phát tán.
-
Bố trí vùng làm việc và vật dụng trong tủ một cách khoa học: Chỉ những vật dụng cần thiết mới đặt bên trong tủ an toàn sinh học. Bố trí tách biệt giữa các vật tư sạch và bẩn.
-
Tránh ngọn lửa bên trong tủ an toàn sinh học: Tuyệt đối tránh sử dụng những hóa chất dễ cháy bay hơi mạnh nhằm ngăn ngừa cháy nổ động cơ của tủ. Trong tình huống cần sử dụng ngọn lửa, người dùng cần phải hết sức cẩn trọng.
Hy vọng rằng với những hướng dẫn cách sử dụng tủ an toàn sinh học từ bài viết trên đây của
Airtech Thế Long sẽ giúp hiểu rõ hơn về quy trình quan trọng của thiết bị. Từ đó giúp mang lại hiệu quả cao nhất phục vụ cho các công đoạn làm việc và nghiên cứu đạt kết quả như mong muốn nhé!