An toàn sinh học là gì? Các quy định an toàn sinh học cần nắm

09/05/2022 - 02:43 PM - 1.706 lượt xem
Nội dung chính[ẩn][hiện]
An toàn sinh học là khái niệm chỉ ra sự bảo vệ tính toàn vẹn của sinh học, gồm những biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe con người và bảo vệ môi trường, giúp ngăn chặn việc mất mát, sử dụng sai mục đích, trộm cắp hay cố ý phóng thích chất độc, mầm bệnh hay các vật liệu sinh học nào khác.
Nhìn chung, nó có mục đích chính là bảo vệ sức khỏe và môi trường tránh tiếp xúc với những tác nhân sinh học. Cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau đây nhé

1. AN TOÀN SINH HỌC LÀ GÌ?

An toàn sinh học có nhiều ý nghĩa, tùy vào mỗi chuyên ngành khác nhau nó sẽ được định nghĩa khác nhau. Ban đầu, thuật ngữ này được định nghĩa như một bộ các biện pháp phòng ngừa. Nó được thiết kế để làm giảm các nguy cơ truyền bệnh truyền nhiễm ở vật nuôi, cây trồng, các loài ngoại lai xâm lấn, dịch hại đã kiểm dịch và các sinh vật biến đổi gen. 
Các mối đe dọa an toàn sinh học là gì? Các rủi ro sinh học có quy mô nhỏ nhưng sẽ bùng phát rất nhanh chóng. Vì vậy cần có những chính sách hiệu quả để hạn chế về nguồn lực và thời gian nhằm phân tích, ước tính khả năng xảy ra của các mối đe dọa này.
an toàn sinh học
Mỗi chuyên ngành sẽ có định nghĩa về an toàn sinh học khác nhau
Thuật ngữ trên được sử dụng lần đầu tiên bởi cộng đồng môi trường và nông nghiệp bắt đầu từ những năm 1990, nhằm để đối phó với các mối đe dọa về khủng bố sinh học. An toàn sinh học bao gồm việc ngăn chặn sự trộm cắp các vật liệu sinh học từ phòng thí nghiệm. Những biện pháp phòng ngừa này là sự kết hợp giữa thực tiễn và các hệ thống được áp dụng trong phòng thí nghiệm sinh học. Chúng có công dụng ngăn ngừa những độc tố và mầm bệnh nguy hiểm.

2. NGUYÊN LÝ AN TOÀN SINH HỌC

Khi đã hiểu được khái niệm thì bạn hãy tham khảo tiếp xem những nguyên lý an toàn sinh học là gì nhé. Nguyên lý của an toàn sinh học được tuân thủ là nhằm ngăn chặn các tác nhân, vi sinh vật lây nhiễm. Theo đó, chúng ta sẽ cần sử dụng các phương pháp an toàn, trang thiết bị và cơ sở vật chất để quản lý các vật liệu truyền nhiễm trong phòng thí nghiệm.

2.1 Các thiết bị an toàn

tủ an toàn sinh học
Thiết bị an toàn gồm tủ an toàn sinh học và các thiết bị kiểm soát khác
Các thiết bị an toàn sẽ gồm những thiết bị kiểm soát, tủ an toàn sinh học có khả năng giảm thiểu hay loại bỏ các tác nhân nguy hiểm. Đây là thiết bị chính giúp ngăn chặn khí dung lây nhiễm trong quá trình tiếp xúc với các tác nhân lây nhiễm.
Ngoài ra, thiết bị an toàn cũng có thể là các thiết bị bảo hộ cá nhân như áo choàng, găng tay, mặt nạ, giày kín mũi và kính bảo hộ. Những thiết bị này sẽ được dùng với tủ an toàn chuyên dụng để tránh những tác nhân lây nhiễm. Để bảo vệ người dùng, mọi thiết bị an toàn cần được lựa chọn cẩn thận về chất lượng, đồ bền cũng như tính năng nổi bật. Vậy nên, lựa chọn đơn vị cung cấp thiết bị phòng thí nghiệm uy tín là điều cần thiết!
>> Các thiết bị cần thiết để đảm bảo an toàn sinh học khác và nhân viên trong phòng sạch cần có
  • Hộp trung chuyển Passbox chuyên dùng cho phòng sạch để vận chuyển các mẫu vật ra vào phòng sạch an toàn tránh gây ô nhiễm chéo.
  • Buồng thổi khí Airshower lắp đặt ở khu vực giao giữa phòng sạch và phòng chưa được làm sạch để giảm tối đa các chất nhiễm bẩn trên người nhân viên khi vào phòng sạch.
  • Thi hệ thống thông gió tòa nhà, hệ thống lọc và các thiết bị sử dụng màng lọc khí HEPA để đảm bảo chất lượng không khí trong phòng thí nghiệm luôn ở trạng thái tốt nhất

2.2 Kỹ thuật thực hành

Tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về thực hành kỹ thuật vi sinh là yếu tố quan trọng nhất để ngăn chặn tác nhân lây nhiễm. Mỗi phòng thí nghiệm phải được xây dựng an toàn sinh học và quy định cụ thể các quy trình thực hành. Từ đó sẽ loại bỏ hoặc giảm thiểu được nguy hại khi người dùng tiếp xúc với các tác nhân nguy hiểm.
Nhân viên và lãnh đạo phòng thí nghiệm cần hiểu được an toàn sinh học là gì và thực hiện những công việc như:
  • Nhân viên phải có nhận thức về mối nguy hiểm tiềm ẩn khi làm việc và tiếp xúc với tác nhân gây hại.
  • Nhân viên phải được đào tạo khi làm việc, có kiến thức và thực hành thành thạo các quy trình kỹ thuật an toàn.
  • Người phụ trách hoặc lãnh đạo có trách nhiệm đào tạo hoặc hướng dẫn cho nhân viên trước khi thực hiện các thao tác trong phòng thí nghiệm.
  • Nhân viên phải được thông báo về các tác nhân nguy hiểm đặc biệt và phải làm theo quy trình.
  • Nếu tiêu chuẩn thực hành phòng thí nghiệm không đủ khả năng để kiểm soát các tác nhân nguy hiểm phải có những biện pháp bổ sung. Lãnh đạo phải có trách nhiệm chọn những biện pháp bổ sung phù hợp với các tác nhân nguy hiểm. Những biện pháp này có thể là thiết kế cơ sở tiện nghi phù hợp với thiết bị an toàn, tính năng và kỹ thuật thực hành an toàn.

2.3 Các cấp độ an toàn

cấp độ an toàn sinh học

4 cấp độ an toàn kết hợp cùng yếu tố về cơ sở, kỹ thuật, thiết bị an toàn

Theo CDC, các nhóm nguy cơ an toàn sinh học được chia thành 4 mức từ BSL - 1 đến BSL - 4 gồm:
các mức nguy cơ lây nhiễm an toàn sinh học

Nhóm nguy cơ 1 ( BSL-1)

Nguy cơ lây nhiễm cá thể và cộng đồng thấp. Vi sinh vật thường không có khả năng gây bệnh cho người và động vật.
VD: vi khuẩn Naegleria gruberi, Bacillus subtilis,...

Nhóm nguy cơ 2 ( BSL-2)

Có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể tuy nhiên ít nguy cơ lây nhiễm cộng đồng. Có thể gây bệnh cho người hoặc động vật nhưng không phải mối nguy hiểm lớn với người thao tác, cộng đồng và vật nuôi.
Khả năng lây lan trong cộng đồng thấp và có phương pháp dự phòng điều trị.
VD: Virus viêm gan B, cúm A/H1N1, tả,...

Nhóm nguy cơ 3 ( BSL-3)

Có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể cao nhưng nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng thấp. Có thể gây bệnh nặng cho người và động vật, nhưng trong điều kiện bình thường không lây nhiễm từ cá thể này sang cá thể khác. Đã có biện pháp phòng chống và điều trị hiệu quả.
VD: Cúm A/H5N1, SARS, vi khuẩn than,...

Nhóm nguy cơ 4: ( BSL-4)

Là nhóm có mức độ nguy hiểm cao nhất, có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng cao. Thường gây bệnh nặng cho người và động vật và đồng thời lây lan từ cá thể này sang cá thể khác trực tiếp hoặc gián tiếp. Nhóm nguy cơ này chưa có biện pháp điều trị và phòng chống hiệu quả.
VD: virus SARS-CoV-2, Ebola,...

2.4 Cơ sở tiện nghi

Thiết kế và xây dựng cơ sở tiện nghi phù hợp sẽ tạo được rào cản bảo vệ những người làm việc bên trong và ngoài phòng thí nghiệm. Lãnh đạo phòng thí nghiệm sẽ có nhiệm vụ cung cấp các cơ sở vật chất phù hợp với chức năng của từng phòng thí nghiệm và cấp độ an toàn đối với các tác nhân đang sử dụng. 

3. CÁC QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN SINH HỌC

 Các quy định an toàn sinh học
Các quy định an toàn sinh học
Theo Nghị định số 103/2016/NĐ-CP chính phủ ban hàng quy định về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm:
Phạm vi điều chỉnh của Nghị định trên không quy định là các phòng xét nghiệm vi sinh mà bao gồm các cơ sở có phòng xét nghiệm làm việc với vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người và các mẫu bệnh phẩm có khả năng chứa vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người của tổ chức, cá nhân (cơ sở xét nghiệm) gồm:
  • Phân loại vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm và cơ sở xét nghiệm theo cấp độ an toàn sinh học;
  • Điều kiện bảo đảm an toàn sinh học tại cơ sở xét nghiệm;
  • Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp mới, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học và công bố cơ sở xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học;
  • Kiểm tra an toàn sinh học;
  • Phòng ngừa, xử lý và khắc phục sự cố an toàn sinh học.

3.1. Điều kiện đảm bảo an toàn sinh học tại cơ sơ xét nghiệm

Các điều kiện trong Nghị định được điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam và các quy định quốc tế.Những quy định cụ thể đã được quy định tại văn bản khác,không quy định cụ thể tại Nghị định này.

3.2. Điều kiện xét nghiệm vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm

điều kiện xét nghiệm an toàn sinh học
ĐIều kiện xét nghiệm an toàn sinh học
Trong đó, Nghị định quy định:
  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ xét nghiệm vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm phải được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật; có phòng xét nghiệm đáp ứng các điều kiện theo quy định.
  • Trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ xét nghiệm vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì ngoài việc đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Nghị định này phải đáp ứng các quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh.
Nghị định quy định vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người được chia thành 4 nhóm:
  • Nhóm 1 là nhóm chưa hoặc ít có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng bao gồm các loại vi sinh vật chưa phát hiện thấy khả năng gây bệnh cho người.
  • Nhóm 2 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể ở mức độ trung bình nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ thấp bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nhưng ít gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh.
  • Nhóm 3 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho các thể cao nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ trung bình bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh.
  • Nhóm 4 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng ở mức độ cao bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và chưa có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh.
Các quy định khác
  • Cơ sở xét nghiệm cũng được phân loại theo 4 cấp độ an toàn sinh học: cấp I; cấp II; cấp III; cấp IV.
  • Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ quy định danh mục vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm theo nhóm nguy cơ và cấp độ an toàn sinh học phù hợp với kỹ thuật xét nghiệm.
  • Sở Y tế tối thiểu 3 năm một lần sẽ kiểm tra, thanh tra cơ sở xét nghiệm đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học và đã tự công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học trên địa bàn quản lý.

3.3. Trách nhiệm của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học

Theo Nghị định này, cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học phải có trách nhiệm:
  1. Đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố an toàn sinh học tại cơ sở xét nghiệm.
  2. Xây dựng kế hoạch phòng ngừa, phương án xử lý sự cố an toàn sinh học bao gồm: xác định, khoanh vùng các điểm có nguy cơ xảy ra sự cố an toàn sinh học tại cơ sở xét nghiệm; các biện pháp, trang thiết bị, nhân lực để xử lý và khắc phục sự cố; phương án phối hợp với các cơ quan có liên quan để ứng phó sự cố an toàn sinh học;
  3. Đào tạo, tập huấn cho nhân viên của cơ sở xét nghiệm về các biện pháp phòng ngừa và khắc phục sự cố an toàn sinh học.
Nghị định cũng yêu cầu hằng năm, cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp III và cấp IV phải tổ chức diễn tập phòng ngừa và khắc phục sự cố an toàn sinh học.
Cụ thể, khi xảy ra sự cố an toàn sinh học, cơ sở xét nghiệm có trách nhiệm khẩn trương huy động nhân lực, trang thiết bị để xử lý sự cố theo phương án phòng ngừa, xử lý sự cố an toàn sinh học quy định ở trên.
Đối với sự cố an toàn sinh học ở mức độ ít nghiêm trọng, cơ sở xét nghiệm phải tiến hành lập biên bản về xử lý, khắc phục sự cố và lưu lại cơ sở.
Đối với sự cố an toàn sinh học ở mức độ nghiêm trọng, cơ sở xét nghiệm phải báo cáo sự cố và các biện pháp đã áp dụng để xử lý, khắc phục sự cố an toàn sinh học với cơ quan quản lý .
Sau khi đã xử lý và khắc phục hậu quả sự cố an toàn sinh học, cơ sở xét nghiệm phải tiến hành kiểm điểm, phân tích nguyên nhân xảy ra sự cố và sửa đổi, bổ sung kế hoạch phòng ngừa, xử lý sự cố an toàn sinh học.

4. LĨNH VỰC ỨNG DỤNG AN TOÀN SINH HỌC


Các lĩnh vực ứng dụng an toàn sinh học
Có thể chia các lĩnh vực ứng dụng an toàn sinh học thành các mảng như:
  • An toàn sinh học trong Nông nghiệp
  • An toàn sinh học trong Thủy sản
  • An toàn sinh học trong Y Dược
  • An toàn sinh học trong Chế biến Thực phẩm
  • An toàn sinh học trong Bảo vệ Môi trường
  • An toàn sinh học Năng lượng
  • An toàn sinh học trong Hóa học và Vật liệu.

5. AIRTECH THẾ LONG - CHUYÊN THI CÔNG PHÒNG SẠCH VÀ CUNG CẤP CÁC THIẾT BỊ ĐẢM BẢO AN TOÀN SINH HỌC

airtech thế long
Airtech Thế Long chuyên thi công, cung cấp các thiết bị đảm bảo an toàn sinh học
Công ty cổ phần Airtech Thế Long là thành viên duy nhất ở Việt Nam trực thuộc Tập đoàn Airtech Nhật Bản. Chúng tôi tự hào là công ty đi đầu trong lĩnh vực phòng sạch bao gồm: thiết kế và thi công, sản xuất trang thiết bị sử dụng trong phòng sạch, thiết bị y tế, thiết bị phòng thí nghiệm và hệ thống màng lọc không khí đảm bảo an toàn sinh học
Sản phẩm của chúng tôi đã được giới thiệu trên cả thị trường trong nước và quốc tế với thương hiệu có uy tín cao. Hiện nay, Airtech Thế Long đã và đang khẳng định được vị thế của mình trên thị trường Việt Nam.
Mạng lưới nhà máy AIRTECH THẾ LONG tại Hưng Yên, VSIP Hải Dương, TP Hồ Chí Minh được đầu tư các công nghệ và dây chuyền sản xuất hiện đại hứa hẹn sẽ cung cấp cho thị trường những sản phẩm với độ chính xác cao, chất lượng tốt nhất và chi phí tối ưu cho quý khách hàng. 
Hẳn bạn đã hiểu được an toàn sinh học là gì cùng một số nguyên lý an toàn. Để đảm bảo phòng thí nghiệm, nghiên cứu của doanh nghiệp luôn an toàn, bạn hãy áp dụng theo những nguyên lý sinh học trên nhé! Nếu bạn đang tìm tủ an toàn sinh học, các thiết bị phòng thí nghiệm khác, hoặc dịch vụ thiết kế phòng thí nghiệm, liên hệ với Airtech theo Hotline: 0915.283.960 - 0915.292.660 để được tư vấn chi tiết nhé!
Gửi yêu cầu
Hãy cho chúng tôi biết mong muốn của bạn. Chúng tôi sẽ liên hệ lại cho bạn ngay lập tức
Họ tên (*)
Điện thoại (*)
Nội dung

Các tin tức khác
CÔNG TY CỔ PHẦN AIRTECH THẾ LONG
  • Địa chỉ Trụ sở chính: Số 144 Phố Việt Hưng, Tổ 3, P. Việt Hưng, Q. Long Biên, Hà Nội
  • Địa chỉ Nhà máy 1: KCN Tân Quang, xã Tân Quang, H.Văn Lâm, Hưng Yên
  • Địa chỉ Nhà máy 2: Lô đất IN9.4, đường số 1, khu công nghiệp Cẩm Điền - Lương Điền, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, Việt Nam
  • Địa chỉ Nhà máy 3: E5/34A, Đường Liên Ấp 5.6, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
© 2020 Bản quyền thuộc về Airtech Thế Long
DMCA.com Protection Status