Phương pháp nuôi cấy mô tế bào có vai trò quan trọng đối với công nghệ nhân giống và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy cụ thể, nuôi cấy mô tế bào là gì? Nội dung bài viết hôm nay sẽ giải đáp chi tiết. Mời quý bạn đọc cùng khám phá ngay nhé!
1. NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO LÀ GÌ?
Nuôi cấy mô tế bào ứng dụng trong nhiều lĩnh vực thực tế
Nuôi cấy mô tế bào là phương pháp tổng hợp nhiều kỹ thuật nhằm nuôi cấy, duy trì cơ quan thực vật hay mô tế bào có thể sống và phát triển được trong điều kiện vô trùng. Phương pháp nuôi cấy mô tế bào cần được tiến hành với các thành phần được xác định trước, trong môi trường giàu dinh dưỡng, đạt tiêu chuẩn.
2. KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO LÀ GÌ?
Nuôi cấy mô tế bào cần đảm bảo đúng kỹ thuật
Để nuôi cấy được mô tế bào, không khí môi trường nuôi cấy cần lọc qua HEPA nhằm đảm bảo được điều kiện vô trùng. Đồng thời, chúng ta cần thực hiện phương pháp này trong tủ cấy.
Mẫu cấy (nguyên liệu ban đầu) cần qua giai đoạn khử trùng bề mặt trong dung dịch hóa chất để loại bỏ các vi sinh vật, tác nhân không mong muốn. Dung dịch thường được dùng là Natri, Canxi Hypochlorite hay cồn.
Môi trường dùng để nuôi cấy mô tế bào là gì? Môi trường nuôi cấy đặc và lỏng thường chứa một chút chất dinh dưỡng hữu cơ, chứa muối vô cơ, Hormone thực vật, Vitamin. Trong đó, môi trường đặc sẽ được pha bằng cách thêm chất tạo Gel vào môi trường lỏng.
Giai đoạn mẫu nuôi cấy mô đã phát triển, người ta sẽ cắt và chuyển các mảnh tế bào tới môi trường mới để chúng thay đổi về hình thái, phát triển hơn.
3. ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO
Sau khi đã hiểu về kỹ thuật nuôi cấy, hãy cùng tìm hiểu điều kiện nuôi cấy mô tế bào là gì các bạn nhé. Có ba khía cạnh cần quan tâm là chất dinh dưỡng, môi trường vô trùng và sục khí của mô.
3.1 Chất dinh dưỡng cung cấp
Tùy loại mô mà môi trường dinh dưỡng nuôi cấy có thể khác nhau
Tùy loại mô tế bào được nuôi cấy, môi trường dinh dưỡng có thể thay đổi phù hợp. Chất dinh dưỡng điển hình gồm:
-
Nguồn Carbon (phổ biến là Sucrose).
-
Muối vô cơ.
-
Axit Amin (chẳng hạn như Arginine).
-
Vitamin (như Thiamine, Axit Nicotinic, Myo-Inositol, Pyridoxine).
-
Chất điều hòa tăng trưởng.
3.2 Môi trường vô trùng
Không gian làm việc, bàn ghế trong phòng nuôi cấy cần sạch sẽ, đạt chuẩn để đảm bảo kết quả nuôi cấy
Để mô tế bào phát triển tốt thì môi trường nuôi cấy cần đảm bảo vô trùng. Môi trường vô trùng trong nuôi cấy mô tế bào là gì? Môi trường nuôi cấy sẽ được vô trùng hoàn toàn, tiêu diệt vi sinh vật để mô tế bào phát triển khỏe mạnh. Bởi trong môi trường dinh dưỡng dùng để nuôi cấy thường có phong phú đường nên nấm, vi khuẩn có thể phát triển mạnh. Chúng có thể cạnh tranh với mô, khiến mô nuôi cấy không phát triển được, thậm chí bị chết đi. Vậy nên, việc thiết kế -
thi công phòng sạch vô trùng đạt chuẩn để nuôi cấy mô tế bào là điều rất cần thiết.
Ngoài ra, phòng sạch cũng cần có các thiết bị lọc không khí sạch cần thiết như FFU hay
Hộp trung chuyển Passbox để khử trùng và vận chuyển đồ dùng cần thiết vào phòng nuôi cấy một cách an toàn nhất.
3.3 Sục khí của mô
Tiếp theo, mời bạn đọc tìm hiểu sục khí của mô trong nuôi cấy mô tế bào là gì. Trong kỹ thuật nuôi cấy, sục khí của mô nuôi cấy đúng cách rất quan trọng. Theo đó, người phụ trách cần thỉnh thoảng dùng máy lắc tự động hay choáng để khuấy môi trường.
3.4. Tủ cấy vô trùng
Sử dụng tủ cấy vi sinh hay tỏ cấy vô trùng là điều kiện bắt buộc
Để mô tế bào phát triển tốt thì môi trường nuôi cấy cần đảm bảo vô trùng trong
tủ cấy vô trùng. Môi trường nuôi cấy sẽ được vô trùng hoàn toàn, tiêu diệt vi sinh vật để mô tế bào phát triển khỏe mạnh. Bởi trong môi trường dinh dưỡng dùng để nuôi cấy thường có phong phú đường. Nên nấm, vi khuẩn có thể phát triển mạnh. Chúng có thể cạnh tranh với mô, khiến mô nuôi cấy không phát triển được, thậm chí bị chết đi.
>> Xem thêm:
Tủ đựng hóa chất các loại chuyên dụng chất lượng cao, giá tốt nhất
4. LĨNH VỰC ỨNG DỤNG CỦA NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO LÀ GÌ?
Ứng dụng của nuôi cấy mô tế bào
Nuôi cấy mô tế bào có nhiều ưu điểm vượt trội nên được áp dụng rộng rãi trong sản xuất, nghiên cứu lâm nghiệp, thực vật, lĩnh vực đồng ruộng,... Các ứng dụng cụ thể như:
-
Bảo tồn các loài cây đang bị đe dọa, giống cây hiếm.
-
Thương mại hóa sản xuất các giống hoa, cây cảnh,...
-
Phát triển các tế bào thực vật trên quy mô lớn trong môi trường lỏng ở các Bioreactors nhằm tạo những hợp chất có giá trị.
-
Ứng dụng quy trình nuôi cấy mô tế bào thực vật để hành sàng lọc các tế bào, tìm ra những tính trạng tốt chẳng hạn như chống chịu/kháng thuốc trừ cỏ.
-
Tạo nhiều loài lai vô trùng giống nhau 100%.
-
Sau khi biến nạp, các mô tế bào nuôi cấy có thể được dùng để tái sinh tạo các cây chuyển đổi gen hay thử nghiệm ngắn hạn các cấu trúc di truyền.
-
Ứng dụng để lai xa các loài thực vật bằng cách dung hợp Protoplast, tái sinh các phép lai mới.
-
Phương pháp nuôi cấy mô tế bào còn có thể được ứng dụng để nghiên cứu nhanh về cơ sở phân tử của các cơ chế sinh sản, sinh hóa, sinh lý ở thực vật. Chẳng hạn như chọn lọc In Vitro những cây có khả năng chống chịu điều kiện bất lợi.
Trên đây là những thông tin về phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Mong rằng những giải đáp này của Airtech Thế Long đã giúp bạn hiểu rõ nuôi cấy mô tế bào là gì cũng như điều kiện và môi trường nuôi cấy đúng chuẩn là thế nào. Nếu còn thắc mắc, hãy để lại bình luận phía dưới các bạn nhé.
Ngoài ra, Airtech Thế Long còn là đơn vị tư vấn, thi công,
thiết kế phòng thí nghiệm uy tín nhất trên thị trường hiện nay. Quý khách hãy để lại thông tin liên hệ ở bên dưới để được tư vấn sớm nhất nhé!