Mặc dù R&D không phải là khái niệm xa lạ, song nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ chức năng nhiệm vụ của phòng R&D là gì. Airtech Thế Long tin rằng, với những thông tin dưới đây bạn sẽ không còn thắc mắc về điều này. Bên cạnh đó, bài viết cũng chỉ ra các công việc của phòng R&D và lý do cần xây dựng phòng thí nghiệm hiện đại. Cùng tìm hiểu nhé!
1. PHÒNG R&D LÀ GÌ?

Chức năng nhiệm vụ của phòng R&D được nhiều người quan tâm
Trước khi tìm hiểu chức năng nhiệm vụ của phòng R&D, bạn cần nắm khái niệm phòng R&D. R&D là viết tắt của cụm từ Research & Development (nghĩa: Nghiên cứu và Phát triển), được dùng để chỉ hoạt động nghiên cứu chuyên sâu, định hướng và phát triển sản phẩm trong doanh nghiệp. Theo đó, những nhân sự có kiến thức cũng như kinh nghiệm về R&D sẽ hoạt động trong cùng một bộ phận được gọi là phòng R&D.
Ta cũng có thể hiểu đơn giản rằng, phòng R&D là bộ phận nghiên cứu, tìm hiểu những thứ đã có sẵn hoặc mới hoàn toàn để tìm ra xu hướng phát triển cho doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu rõ hơn về chức năng và nhiệm vụ của phòng R&D qua những nội dung sau đây nhé!
2. TÌM HIỂU CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG R&D
Phòng R&D được xem như chìa khóa thành công của doanh nghiệp, tập đoàn. Bởi những chức năng và nhiệm vụ của R&D có tác động rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp, tập đoàn.
2.1 Chức năng

Chức năng nhiệm vụ của phòng R&D tác động lớn đến doanh nghiệp
Chức năng nghiên cứu và phát triển của phòng R&D theo mô hình chuyên nghiệp của thế giới gồm những hoạt động sau đây:
-
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm (product R&D): đây là chức năng nghiên cứu và phát triển thuần túy phục vụ cho việc hình thành những sản phẩm có đặc tính và thiết kế, công dụng cũng như chất liệu mới. Mảng này của bộ phận R&D thường chú trọng đến thành phần cấu tạo bên trong như: công thức, màu sắc, kiểu dáng, chất liệu,...nhằm mục đích cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Chức năng này của bộ phận R&D đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ nhằm tập trung vào nghiên cứu và phát triển các dịch vụ mới từ đó mang nội dung mới đồng thời đưa đến những lợi ích mới. Chẳng hạn như, các địa điểm du lịch mới với những hoạt động vui chơi, nền tảng điện tử, dịch vụ chăm sóc sức khỏe mới,...
-
Nghiên cứu và phát triển bao bì (packaging R&D): ở mảng này, chức năng nhiệm vụ của phòng R&D sẽ là tập trung vào thiết kế bên ngoài của sản phẩm như kiểu dáng trang trí/in ấn và sắc màu bao bì. Đây được xem là chức năng đặc thù trong bộ phận R&D của những doanh nghiệp kinh doanh sản xuất các mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Kết hợp với bộ phận Marketing, phòng R&D để mang đến bao bì với chất liệu, thiết kế khác biệt nhằm thu hút khách hàng. Khâu này có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó quyết định đến lượng hàng hóa tiêu thụ và định hướng tâm lý người dùng.
-
Nghiên cứu và phát triển công nghệ (technology R&D): hoạt động technology R&D tập trung tối ưu sản phẩm về cả chất lượng lẫn giá thành để vừa cải tiến sản phẩm cũ đồng thời sản xuất sản phẩm mới. Bên cạnh đó, bộ phận R&D còn nghiên cứu cả đối thủ để bắt chước, học hỏi áp dụng công nghệ cho công ty, doanh nghiệp của mình và phân tích dữ liệu chiến lược để đánh bại đối thủ trên thị trường, chiếm ưu thế về thị phần cho bên mình.
-
Nghiên cứu và phát triển quá trình (process R&D): với chức năng nhiệm vụ của phòng R&D này, phòng R&D sẽ tập trung nghiên cứu, tìm kiếm phương pháp tối ưu quá trình sản xuất, lắp ráp, vận hành,...với khả năng ứng dụng cao và đưa đến đồng thời hiệu suất và hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp. Điển hình cho process R&D là việc nghiên cứu để phát triển các quy trình sản xuất, quy trình vận hành cũng như quy trình phục vụ.
2.2 Nhiệm vụ

Chức năng của phòng R&D khá đa dạng
Qua những thông tin về khái niệm, có thể thấy chức năng nhiệm vụ của phòng R&D không nằm ngoài mục đích nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Theo đó, bộ phận R&D có nhiệm vụ chính là nghiên cứu để phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đồng thời, phòng này còn phải xây dựng các chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp.
Cụ thể, theo mô hình chuẩn quốc tế, nhiệm vụ của bộ phận R&D bao gồm tất cả các khâu: phân tích và tổng hợp cũng như nghiên cứu về khách hàng; phân tích dữ liệu và chia sẻ thông tin.
>> Xem thêm:
3. CÁC CÔNG VIỆC CỦA PHÒNG R&D

Nhiệm vụ của phòng R&D đòi hỏi xử lý nhiều công việc khác nhau
Chức năng nhiệm vụ của phòng R&D cho thấy các công việc của bộ phận này khá đa dạng. Cụ thể:
-
Phân tích và tổng hợp: phân tích và tổng hợp là công việc mang tính chất thường xuyên nhất của phòng R&D. Nhân viên của phòng này phải thường xuyên cập nhật nguồn thông tin liên quan đến các dự án mới, các mảng thị trường cần tiếp cận cùng tất cả những thông tin liên quan trực tiếp đến dự án. Bộ phận R&D sẽ nhanh chóng xác định nguồn tin, chắt lọc và phân tích thông tin theo cách dễ hiểu nhất để tiết kiệm thời gian cho các bộ phận khác có liên quan.
-
Nghiên cứu khách hàng: Chức năng nhiệm vụ của phòng R&D là phải nghiên cứu, tìm hiểu nhiều thông tin về khách hàng như: độ tuổi, khu vực sinh sống, thu nhập, thói quen, sở thích,...Đây là các yếu tố rất cần thiết để triển khai dịch vụ chăm sóc khách hàng bởi, khách hàng luôn là mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp hướng tới.
-
Phân tích dữ liệu: các dự án có khối lượng dữ liệu vô cùng lớn, đặc biệt là các dự án trọng điểm của doanh nghiệp sẽ có tới hàng triệu lượt tương tác với khách hàng. Phòng R&D phải biết ghi chép và quản lý dữ liệu một cách đầy đủ, phân tích sâu sắc các dữ liệu để đưa ra những ý kiến tổng hợp, tường minh nhất cho người dùng.
-
Chia sẻ thông tin: Chức năng nhiệm vụ của phòng R&D là sẽ phải tiếp xúc liên tục với các nguồn tin, thu thập thông tin từ cả trong nước lẫn quốc tế để hình thành các báo cáo chuyên sâu. Đồng thời, bộ phận R&D sẽ hướng đến việc chia sẻ thông tin liên quan đến sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng.
>> Xem thêm:
4. TẠI SAO CẦN XÂY DỰNG PHÒNG THÍ NGHIỆM HIỆN ĐẠI

Phòng thí nghiệm hiện đại giúp doanh nghiệp thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của phòng R&D
Trong thời đại bùng nổ sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tập đoàn, chức năng nhiệm vụ của phòng R&D càng trở nên quan trọng. Và, việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm dường như trở thành yêu cầu không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Chính vì thế, xây dựng phòng thí nghiệm hiện đại được xem là bước đầu tư khôn ngoan và cần thiết.
Những lợi ích mà việc xây dựng phòng thí nghiệm hiện đại mang lại trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của phòng R&D có thể thấy rõ như:
-
Tăng hiệu suất công việc: phòng thí nghiệm hiện đại được trang bị đầy đủ trang thiết bị sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, phân tích sản phẩm. Từ đó, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu suất công việc.
-
Nâng cao khả năng sáng tạo cho chuyên viên: thông qua việc áp dụng thực hành nghiên cứu các dự án khác nhau, chuyên viên sẽ phát triển được những ý tưởng mới, đầy cảm hứng cũng như sáng tạo để làm cho công việc của mình trở nên thú vị hơn.
-
Tạo cảm hứng với môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp: không chỉ được trang bị đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ hiện đại phục vụ tốt hơn cho việc hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của phòng R&D, phòng thí nghiệm hiện đại còn tạo cảm hứng cho môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp.
Bây giờ hẳn là bạn đã nắm rõ chức năng nhiệm vụ của phòng R&D rồi. Liên hệ ngay với Airtech Thế Long qua hotline: 0915283960 nếu bạn cần thêm thông thông tin về dịch vụ tư vấn thi công, thiết kế phòng thí nghiệm hay cung cấp thiết bị phòng thí nghiệm!
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị tư vấn thiết kế thi công và cung cấp thiết bị phòng thí nghiệm, đừng bỏ qua cái tên Airtech Thế Long. Với hơn 15 năm kinh nghiệm, Airtech Thế Long sẽ đáp ứng được tất cả các nhu cầu của bạn về cơ sở cũng như vật chất trong phòng thí nghiệm. Bên cạnh đó, công ty còn tư vấn cho bạn trong thiết kế - lắp đặt các thiết bị phòng lab đạt chuẩn.
>>> Xem thêm:
FFU (Fan Filter Unit) - Bộ lọc khí phòng sạch chất lượng