Những tai nạn thường gặp trong phòng thí nghiệm và cách xử lý

08/11/2022 - 03:37 PM - 4.638 lượt xem
Nội dung chính[ẩn][hiện]
Có rất nhiều mối nguy hiểm có thể xảy ra trong phòng thí nghiệm. Do đó, khi làm việc trong phòng thí nghiệm cần phải tuyệt đối tuân thủ các quy tắc an toàn. Theo dõi bài viết dưới đây để bổ sung những thông tin và kiến thức cần thiết về vấn đề những tai nạn thường gặp trong phòng thí nghiệm do Airtech Thế Long đã tổng hợp được nhé!

1. Những tai nạn thường gặp trong phòng thí nghiệm do đâu?

Trong phòng thí nghiệm rất dễ xảy ra một số tai nạn thường gặp thường gặp ảnh hưởng đến sự an toàn của người làm việc cũng như phòng thí nghiệm. Những tai nạn thường gặp trong phòng thí nghiệm có thể được kể đến như:

1.1. Bỏng nhiệt

những tai nạn thường gặp trong phòng thí nghiệm
Lưu ý vị trí các dụng cụ nóng dùng trong phòng thí nghiệm để phòng ngừa bỏng nhiệt
Bỏng nhiệt là một trong những tai nạn thường gặp trong phòng thí nghiệm. Khi bị bỏng nhiệt, da là vị trí bị tổn thương nhiều nhất sau đó đến các lớp sâu hơn như gân, cơ, khớp, xương, mạch máu, dây thần kinh… tùy vào mức độ nặng nhẹ. Chính vì vậy mà việc sơ cứu kịp thời khi bị bỏng nhiệt là cực kỳ quan trọng để tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng.
Xử lý khi bị bỏng nhiệt:
  • Nếu bị bỏng do lửa, hãy dùng cát, nước hoặc áo khoác, chăn, mảnh vải lớn,... để dập lửa. 
  • Tiến hành rửa thật nhẹ vết bỏng bằng nước mát sạch ít nhất 15 phút. Bước sơ cứu này sẽ giúp vết thương dịu đi, tránh sưng đau, đồng thời vết bỏng cũng sẽ không bị hằn sâu hơn. Tuyệt đối không dùng nước đá hoặc túi đá lạnh để chườm lên vết bỏng vì có thể làm vết thương thêm trầm trọng. 
  • Dùng gạc sạch vô trùng hoặc vải sạch để che vùng bỏng tránh cho bụi vào vết bỏng gây nhiễm trùng. 
  • Nếu bị bỏng nhẹ thì bạn có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu bị bỏng diện rộng, vết bỏng nghiêm trọng thì sơ cứu cơ bản hãy nhanh chóng chuyển người bị bỏng đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời chữa trị.

1.2. Bỏng do hóa chất

Hóa chất là một thứ không thể thiếu trong phòng thí nghiệm. Vậy nên, chỉ cần một chút sơ ý, không cẩn thận là đã có nguy cơ bị bỏng do hóa chất. Khi bị bỏng hóa chất cần phải được sơ cứu ngay lập tức. Hãy loại bỏ các hóa chất gây bỏng và đưa vết bỏng tới dưới vòi nước mát sạch trong vòng từ 10-20 phút. Trong trường hợp bị bỏng ở mắt do tiếp xúc với hóa chất, hãy rửa mắt với nước mát sạch liên tục ít nhất 20 phút trước khi đến cơ sở y tế.
Tai nạn thường gặp trong phòng thí nghiệm do hóa chất
Tai nạn do hóa chất
Ngoài ra, quần áo hoặc đồ trang sức bị nhiễm hóa chất cũng cần được cởi bỏ. Sau đó dùng vải sạch hoặc băng khô đã được khử trùng để đắp lên vùng bị thương. Cuối cùng, đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tiến hành cấp cứu chữ trị trước khi tình trạng bỏng trở nên nghiêm trọng hơn.

1.3. Vết cắt từ dụng cụ thủy tinh

Chỉ cần một chút sơ ý là bạn đã có thể gặp phải những tai nạn thường gặp trong phòng thí nghiệm. Bị cắt bởi những dụng cụ thủy tinh như ống nghiệm, cốc đong, bình thủy tinh,... cũng là một sự cố có thể gặp phải khi không may làm vỡ những dụng cụ đó trong quá trình làm việc trong phòng thí nghiệm.
Dụng cụ thủy tinh là mối nguy hiển tiềm ẩn trong phòng thí nghiệm
Dụng cụ thủy tinh là mối nguy hiểm tiềm ẩn trong phòng thí nghiệm
  • Khi bạn không may bị mảnh vỡ thủy tinh cắt trúng, nếu chỉ là vết cắt nhỏ, hãy đến khu vực vòi nước gần bạn nhất để rửa vết thương một cách nhanh chóng. Bạn cũng có thể dùng nhíp để loại bỏ bụi bẩn hay mảnh vụn thủy tinh còn sót lại trên da hoặc dính vào vết thương. Ngược lại, nếu vết cắt của bạn khá lớn, máu chảy ra liên tục, hãy ngay lập tức dùng tay, một miếng vải hoặc băng sạch ép chặt khu vực bị thương nhằm hạn chế mất máu.
  • Sau khi vết thương không còn chảy máu và đã được làm sạch, bạn hãy thoa thuốc mỡ kháng sinh lên vết thương để vừa giúp cầm máu vừa ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng cho da. Cuối cùng, tiến hành băng bó vết cắt bằng gạc mềm để giữ vết thương không bị nhiễm trùng. Nhớ thay băng ít nhất một lần mỗi ngày cho đến khi miệng vết thương do dụng cụ thủy tinh cắt khép lại và lành da. 

1.4. Môi trường làm việc không an toàn

Môi trường làm việc không an toàn có thể khiến bạn gặp nguy hiểm như tai nạn trượt ngã.  Nguyên nhân của tai nạn này có thể đến từ chất liệu sàn làm từ chất liệu không có độ ma sát, sàn vệ sinh không sạch dễ trơn trượt; Chất lỏng rơi vãi từ quá trình làm việc cũng là nguyên nhân khiến bạn bị trượt, ngã. 
Để tránh được những tai nạn thường gặp trong phòng thí nghiệm do môi trường làm việc không an toàn, hãy dọn dẹp phòng thí nghiệm đúng cách và loại bỏ các khu vực nguy cơ tai nạn cao. Đặc biệt, khi phát hiện các nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn phòng thí nghiệm, hãy tạm dừng công việc của mình để xử lý chúng một cách an toàn.
>> Xem thêm: 
Tủ an toàn sinh học là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động 
Tủ hút khí độc là gì? Cấu tạo và cách sử dụng như thế nào?

1.5. Tiếp xúc với các mầm bệnh và các đối tượng vi sinh nguy hiểm

Đối với các phòng thí nghiệm liên quan đến các mầm bệnh, các đối tượng vi sinh nguy hiểm thì bạn bắt buộc phải sử dụng các biện pháp bảo hộ đặc biệt. Điều này sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ lây nhiễm bệnh tật. Bên cạnh đó, để vấn đề an toàn cho nhân viên phòng thí nghiệm và môi trường làm việc được đảm bảo tốt hơn, cần phải có các biện pháp xử lý mẫu và rác thải phù hợp. Nên thêm sử dụng khi tiếp xúc với mầm bệnh cần dùng các sản phẩm hỗ trợ như tủ cấy vi sinh, tủ hút khí độc.

1.6. Dụng cụ dễ cháy nổ

Có nhiều chất dễ cháy, nổ ở trong phòng thí nghiệm
Có nhiều chất dễ cháy, nổ ở trong phòng thí nghiệm
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cố cháy, nổ như quá nhiệt, rò rỉ, khí dễ cháy tiếp xúc với nhiệt độ quá cao, hóa chất dễ cháy bị tràn, do ngọn lửa sử dụng để tiệt trùng hoặc tia lửa điện trong phòng thí nghiệm,... Vậy nên hãy thật cẩn thận khi làm việc trong phòng thí nghiệm, đặc biệt là khi tiếp xúc với các hóa chất dễ cháy nổ, các thiết bị điện và mọi nguồn nhiệt.
Trong trường hợp phòng thí nghiệm bị cháy hoặc nổ, điều quan trọng trước tiên đó là đảm bảo an toàn cho chính bạn. Sau đó hãy ngay lập tức gọi cho nhân viên ứng cứu khẩn cấp để được giúp đỡ. Nếu đám cháy nhỏ, bạn hãy sử dụng bình chữa cháy thích hợp để xử lý đám cháy. Đồng thời phải đảm bảo có lối thoát hiểm dễ dàng nếu bạn không thể dập tắt được đám cháy. 
>> Xem thêm: 
Màng lọc HEPA là gì? Cấu tạo và phân loại màng lọc khí HEPA

2. Phòng tránh sự cố trong phòng thí nghiệm như thế nào?

Để xử lý, phòng tránh những tai nạn thường gặp trong phòng thí nghiệm một cách hiệu quả nhất, hãy xác định được các mối nguy có thể xuất hiện và loại bỏ kịp thời. Song song đó, tuân thủ các quy tắc an toàn chính là một điều cực kỳ quan trong để phòng tránh sự cố trong phòng thí nghiệm.

2.1. Trang bị đồ bảo hộ khi làm việc 

Đồ bảo hộ khi làm việc trong phòng thí nghiệm cực kỳ quan trọng để ngăn ngừa những tai nạn thường gặp trong phòng thí nghiệm. Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị cho tất cả người lao động mọi phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách. Đồng thời, các phương tiện bảo vệ cá nhân này cũng phải kiểm tra định kỳ để đánh giá lại chất lượng.
Bên cạnh đó, người làm việc trong phòng thí nghiệm cũng cần phải:
  • Đeo kính bảo hộ đầy đủ khi làm việc trong phòng thí nghiệm, tuyệt đối không đeo kính sát tròng cho dù bạn đã đeo kính bảo hộ bởi những tai nạn xảy ra khi hóa chất ở dưới kính sát tròng sẽ gây ra tổn thương nghiêm trọng hơn.
  • Đi giày kín mũi và mặc quần dài để hạn chế tối đa sự tổn thương ở phần chân, không đi sandal hay mặc quần sooc khi vào phòng thí nghiệm.
  • Với người có mái tóc dài, cần cột gọn tóc lại khi vào phòng thí nghiệm, nhất là khi dùng lửa ngoài mà không phải là trong lò kín.
Sử dụng đồ bảo hộ theo đúng yêu cầu khi làm việc trong phòng thí nghiệm
Sử dụng đồ bảo hộ theo đúng yêu cầu khi làm việc trong phòng thí nghiệm

2.2. Lưu ý khi sử dụng hóa chất

Khi làm việc trong phòng thí nghiệm, việc thường xuyên sử dụng hóa chất độc hại là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, để tránh gặp phải những tai nạn thường gặp trong phòng thí nghiệm liên quan đến hóa chất, bạn phải chú ý đến một số điều quan trọng như sau:
  • Tuân thủ thật nghiêm các quy định về sử dụng hóa chất, đặc biệt chú ý đến các kí hiệu vật liệu được ghi trên các chai lọ đựng hóa chất.
  • Không để các chất, dung môi dễ cháy ở gần lửa và không đun ngọn lửa trần.
  • Phải tiến hành pha chế và sử dụng các chất, dung môi độc trong tủ hút một cách cẩn thận.
  • Tuyệt đối không được ngửi trực tiếp các chất dễ cháy và dễ bay hơi…
  • Đối với các dung môi đã sử dụng, nên tiến hành thu gom riêng vào các can, thùng chứa riêng biệt để xử lý, tuyệt đối không xả chúng vào nguồn nước thải.

2.3. Chú ý khi sử dụng công cụ thủy tinh

Đa số các dụng cụ trong phòng thí nghiệm như ống nghiệm, cốc đong, bình thủy tinh,... đều được làm bằng thủy tinh. Vậy nên để tránh những tai nạn thường gặp trong phòng thí nghiệm liên quan đến dụng cụ thủy tinh, chúng ta cần phải thật thận trọng khi làm việc với chúng, cụ thể:
  • Phải cẩn thận khi cho ống thủy tinh qua nút vì rất dễ gãy.
  • Không được cho nước sôi, nước nóng vào dụng cụ thủy tinh đang lạnh hoặc ở nhiệt độ thường vì sẽ rất dễ vỡ.
  • Nếu không may bị đứt tay bằng thủy tinh, bạn cho máu chảy trong vòng vài giây để chất bẩn theo máu ra khỏi vết thương rồi dùng cồn 90 độ rửa và băng lại.
  • Nên thu gom riêng các dụng cụ thủy tinh vỡ với các loại rác thải khác.

2.4. Sử dụng tủ đựng hóa chất chuyên dụng

Cất trữ dung dịch hóa chất hay dung môi là một vấn đề quan trọng cần được chú ý trong các phòng thí nghiệm. Tủ đựng hóa chất chuyên dụng chính là một vật dụng dùng để cất trữ các loại hóa chất ở phòng thí nghiệm cực kỳ an toàn, tránh được những tai nạn thường gặp trong phòng thí nghiệm liên quan đến hóa chất.
Tủ đựng hóa chất là nơi lưu trữ hóa chất an toàn, tránh được những tai nạn không đáng có
Một trong những biện pháp giúp hạn chế cháy nổ trong phòng thí nghiệm đó là sử dụng tủ đựng hóa chất. Tủ đựng hóa chất chống cháy có khả năng chịu áp lực, chịu nhiệt tốt hơn so với loại tủ thông thường. Đây là công cụ cần thiết để bảo đảm an toàn tại môi trường làm việc như phòng thí nghiệm. Ngoài hạn chế tình trạng cháy nổ, bảo vệ sức khỏe còn giúp bảo quản tốt các loại hóa chất.
Trong số các dòng tủ đựng hóa chất có mặt trên thị trường hiện nay, tủ đựng hóa chất Airtech Thế Long được ưa chuộng và sử dụng cực kỳ phổ biến mà bạn có thể tham khảo. Tủ bảo quản hóa chất chuyên dụng Airtech Thế Long có những ưu thế sau:
  • Sản xuất theo công nghệ được chuyển giao từ tập đoàn Airtech Nhật Bản bằng dây chuyền tân tiến, hiện đại nhất từ Châu  Âu
  • Kết cấu tủ chắc chắn, an toàn, chất lượng cao
  • Đa dạng nhiều dòng sản phẩm với thiết kế hiện đại, sang trọng và phù hợp với tiêu chuẩn của phòng thí nghiệm
  • Giá cả hợp lý, phù hợp với mọi loại ngân sách của quý khách hàng

2.5. Trang bị tủ hút khí độc phòng thí nghiệm 

dùng tủ hút khí độc phòng tránh những tai nạn thường gặp trong phòng thí nghiệm
Trang bị tủ hút khí độc
Tai nạn do khí độc là những tai nạn thường gặp trong phòng thí nghiệm. Vì vậy, tủ hút khí độc chính là một thiết bị chuyên dụng vô cùng cần thiết cho các phòng thí nghiệm. Tủ hút khí độc sẽ giúp đảm bảo an toàn cho nhân viên làm việc khỏi các khí độc có thể gây hại đến sức khỏe, đồng thời giữ được một môi trường làm việc tại các phòng thí nghiệm trong sạch và lành mạnh. 
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu tủ hút khí độc, trong đó, Airtech Thế Long là một cái tên nổi bật luôn nằm trong Top được ưa chuộng. Sản phẩm tủ hút khí độc của Airtech Thế Long được sản xuất với dây chuyền tân tiến nhất hiện nay theo công nghệ được chuyển giao từ tập đoàn Airtech Nhật Bản. 
Airtech Thế Long đã có nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất và cung cấp các thiết bị an toàn cho phòng thí nghiệm. Chính vì vậy, các sản phẩm cung cấp cho khách hàng luôn là sản phẩm tốt nhất. Airtech Thế Long sẽ mang đến cho bạn giải pháp đảm bảo an toàn cho phòng thí nghiệm tối ưu nhất.
Những tai nạn thường gặp trong phòng thí nghiệm và cách xử lý là những kiến thức cực kỳ quan trọng mà bạn nên nắm vững để đảm bảo an toàn khi làm việc. Bên cạnh đó, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, hãy thực hiện nghiêm các nguyên tắc đảm bảo an toàn lao động trong phòng thí nghiệm để hạn chế các tai nạn nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu có nhu cầu mua các loại thiết bị an toàn cho phòng thí nghiệm, hãy liên hệ ngay với Airtech Thế Long qua hotline 0915 283 960 - 0915 292 660 để được tư vấn và chọn mua được thiết bị phù hợp với mức giá và dịch vụ tốt nhất.
Gửi yêu cầu
Hãy cho chúng tôi biết mong muốn của bạn. Chúng tôi sẽ liên hệ lại cho bạn ngay lập tức
Họ tên (*)
Điện thoại (*)
Nội dung

Các tin tức khác
CÔNG TY CỔ PHẦN AIRTECH THẾ LONG
  • Địa chỉ Trụ sở chính: Số 144 Phố Việt Hưng, Tổ 3, P. Việt Hưng, Q. Long Biên, Hà Nội
  • Địa chỉ Nhà máy 1: KCN Tân Quang, xã Tân Quang, H.Văn Lâm, Hưng Yên
  • Địa chỉ Nhà máy 2: Lô đất IN9.4, đường số 1, khu công nghiệp Cẩm Điền - Lương Điền, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, Việt Nam
  • Địa chỉ Nhà máy 3: E5/34A, Đường Liên Ấp 5.6, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
© 2020 Bản quyền thuộc về Airtech Thế Long
DMCA.com Protection Status